II. PHẦN TĂNG TỐC (Gồm 08 câu hỏi)
Câu 5 (0,65 điểm): Nội dung nào sau đây là quy định về thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước?
Là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn 30 năm đối với độ “Tuyệt mật”, 25 năm đối với độ “Tối mật”, 10 năm đối với độ “Mật”.
Là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn 30 năm đối với độ “Tuyệt mật”, 20 năm đối với độ “Tối mật”, 15 năm đối với độ “Mật”.
Là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn 30 năm đối với độ “Tuyệt mật”, 20 năm đối với độ “Tối mật”, 10 năm đối với độ “Mật”.
Là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn 30 năm đối với độ “Tuyệt mật”, 22 năm đối với độ “Tối mật”, 12 năm đối với độ “Mật”.
* Đáp án:
“Là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn 30 năm đối với độ “Tuyệt mật”, 20 năm đối với độ “Tối mật”, 10 năm đối với độ “Mật””.
Được quy định tại: Khoản 1 Điều 19 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018. Cụ thể:
“Điều 19. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước
1. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn sau đây:
a) 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật;
b) 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật;
c) 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật”.
Câu 6 (0,65 điểm): Ai là người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Mật”?
Người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc sở, ban, ngành cấp tỉnh và tương đương; trưởng phòng của Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương.
Người được giao thực hiện việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Cấp phó của người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc sở, ban, ngành cấp tỉnh và tương đương; trưởng phòng của Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương.
* Đáp án:
“Người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc sở, ban, ngành cấp tỉnh và tương đương; trưởng phòng của Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương”.
Được quy định tại: Khoản 3 Điều 5 của Quyết định số 571/QĐ-UBND ngày 07/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Cụ thể:
“Điều 5. Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
3. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Mật bao gồm:
…
b) Người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc sở, ban, ngành cấp tỉnh và tương đương; trưởng phòng của Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương”.
Câu 7 (0,65 điểm): Nội dung nào sau đây được xác định là bí mật nhà nước độ “Tối mật”?
Bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, tổ chức, cán bộ, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
* Đáp án:
“Bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, tổ chức, cán bộ, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc”.
Được quy định tại: Khoản 2 Điều 8 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018. Cụ thể:
Điều 8. Phân loại bí mật nhà nước
Căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 03 độ mật, bao gồm:
…
2. Bí mật nhà nước độ Tối mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc”.
Câu 8 (0,65 điểm): Nội dung nào sau đây là quy định về kích cỡ trình bày mẫu dấu “Mật”?
Hình chữ nhật, kích thước 20mm x 9mm, có hai đường viền xung quanh, khoảng cách giữa hai đường viền là 01mm; cách đều đường viền bên ngoài là 02mm.
Hình chữ nhật, kích thước 20mm x 8mm, có hai đường viền xung quanh, khoảng cách giữa hai đường viền là 02mm; cách đều đường viền bên ngoài là 02mm.
Hình chữ nhật, kích thước 20mm x 8mm, có hai đường viền xung quanh, khoảng cách giữa hai đường viền là 01mm; cách đều đường viền bên ngoài là 01mm.
Hình chữ nhật, kích thước 20mm x 8mm, có hai đường viền xung quanh, khoảng cách giữa hai đường viền là 01mm; cách đều đường viền bên ngoài là 02mm.
* Đáp án:
“Hình chữ nhật, kích thước 20mm x 8mm, có hai đường viền xung quanh, khoảng cách giữa hai đường viền là 01mm; cách đều đường viền bên ngoài là 02mm”.
Được quy định tại: Nội dung số 3 của Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2020/TT-BCA ngày 10/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước. Cụ thể:
“3. Mẫu dấu "MẬT": Hình chữ nhật, kích thước 20mm x 8mm, có hai đường viền xung quanh, khoảng cách giữa hai đường viền là 01mm; bên trong của hai đường viền là chữ “MẬT” được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ times new roman, đứng, đậm; cách đều đường viền bên ngoài là 02mm”.
Câu 9 (0,65 điểm): Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm những hình thức nào?
Tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác.
Lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước.
Tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động; biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước.
Tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác; lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước.
* Đáp án:
“Tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác”.
Được quy định tại: Khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018. Cụ thể:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác”.
Câu 10 (0,65 điểm): Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi nhận được thông báo về việc điều chỉnh độ mật thì phải thực hiện trách nhiệm nào sau đây?
Điều chỉnh độ mật theo danh mục bí mật nhà nước.
Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc điều chỉnh độ mật tương ứng đối với bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
Đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc điều chỉnh độ mật tương ứng đối với bí mật nhà nước theo văn bản điều chỉnh độ mật.
* Đáp án:
“Đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc điều chỉnh độ mật tương ứng đối với bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý”.
Được quy định tại: Khoản 5 Điều 21 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018. Cụ thể:
“Điều 21. Điều chỉnh độ mật
...
5. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày điều chỉnh độ mật, cơ quan, tổ chức đã điều chỉnh độ mật phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi nhận được thông báo về việc điều chỉnh độ mật có trách nhiệm đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc điều chỉnh độ mật tương ứng đối với bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý”.
Câu 11 (0,65 điểm): Ai là người có thẩm quyền cho phép mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác ở trong nước?
Người đứng đầu hoặc cấp phó được ủy quyền của người đứng đầu cơ quan, địa phương trực tiếp quản lý bí mật nhà nước.
Người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, địa phương trực tiếp quản lý bí mật nhà nước.
Người đứng đầu hoặc cấp phó được ủy quyền của người đứng đầu cơ quan, địa phương cần thông tin về bí mật nhà nước.
Người đứng đầu hoặc cấp phó được ủy quyền của người đứng đầu cơ quan, địa phương gián tiếp quản lý bí mật nhà nước.
* Đáp án:
“Người đứng đầu hoặc cấp phó được ủy quyền của người đứng đầu cơ quan, địa phương trực tiếp quản lý bí mật nhà nước”.
Được quy định tại: Khoản 1 Điều 6 của Quyết định số 571/QĐ-UBND ngày 07/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Cụ thể:
“Điều 6. Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ
1. Việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác ở trong nước phải được người đứng đầu hoặc cấp phó được ủy quyền của người đứng đầu cơ quan, địa phương trực tiếp quản lý bí mật nhà nước cho phép”.
Câu 12 (0,65 điểm): Trong trường hợp nào bí mật nhà nước sẽ được giải mật toàn bộ hoặc một phần?
Hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước và thời gian gia hạn theo quy định; đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; phát triển kinh tế - xã hội; hội nhập, hợp tác quốc tế; không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước.
Hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước; đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; phát triển kinh tế - xã hội; hội nhập, hợp tác quốc tế; không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước.
Hết thời gian gia hạn theo quy định; đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; phát triển kinh tế - xã hội; hội nhập, hợp tác quốc tế; không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước.
* Đáp án:
“Hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước và thời gian gia hạn theo quy định; đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; phát triển kinh tế - xã hội; hội nhập, hợp tác quốc tế; không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước”.
Được quy định tại: Khoản 2 Điều 22 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018. Cụ thể:
“Điều 22. Giải mật
...
2. Bí mật nhà nước được giải mật toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước quy định tại Điều 19 của Luật này và thời gian gia hạn quy định tại Điều 20 của Luật này;
b) Đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; phát triển kinh tế - xã hội; hội nhập, hợp tác quốc tế;
c) Không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước”.
III. VỀ ĐÍCH (gồm 03 câu hỏi)
Câu 13 (01 điểm): Trong trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được gửi đến mà không thực hiện đúng quy định bảo vệ bí mật nhà nước thì việc nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như thế nào?
Người nhận phải chuyển ngay đến người có tên trên phong bì. Nếu người có tên trên phong bì đi vắng và trên phong bì có thêm dấu “Hỏa tốc” thì chuyển đến lãnh đạo cơ quan, tổ chức hoặc người được lãnh đạo cơ quan, tổ chức ủy quyền giải quyết.
Người nhận phải đối chiếu về số lượng, kiểm tra việc đóng bì, đóng gói tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Trường hợp phát hiện thiếu số lượng, sai sót trong đóng bì, đóng gói thì nơi nhận yêu cầu nơi gửi bổ sung, xử lý trước khi vào sổ theo dõi và ký nhận.
Người nhận chuyển đến lãnh đạo cơ quan, tổ chức nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước hoặc người có tên trên phong bì (đối với trường hợp gửi đích danh) giải quyết, đồng thời phải thông báo nơi gửi biết để có biện pháp khắc phục.
* Đáp án:
“Người nhận chuyển đến lãnh đạo cơ quan, tổ chức nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước hoặc người có tên trên phong bì (đối với trường hợp gửi đích danh) giải quyết, đồng thời phải thông báo nơi gửi biết để có biện pháp khắc phục”.
Được quy định tại: Điểm a, c khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. Cụ thể:
“Điều 4. Giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
…
2. Việc nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như sau:
a) Sau khi nhận, tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đăng ký vào “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đến”;
…
c) Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được gửi đến mà không thực hiện đúng quy định bảo vệ bí mật nhà nước thì chuyển đến lãnh đạo cơ quan, tổ chức nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước hoặc người có tên trên phong bì (đối với trường hợp gửi đích danh) giải quyết, đồng thời phải thông báo nơi gửi biết để có biện pháp khắc phục. Nếu phát hiện tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước gửi đến có dấu hiệu bóc, mở bì hoặc bị tráo đổi, mất, hư hỏng thì người nhận phải báo cáo ngay người đứng đầu cơ quan, tổ chức để có biện pháp xử lý”.
Câu 14 (01 điểm): Hành vi soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước không đúng quy định của pháp luật sẽ xử phạt bao nhiêu tiền?
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
* Đáp án:
“Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng”.
Được quy định tại: Điểm a, d khoản 3 Điều 19 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình. Cụ thể:
“Điều 19. Vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước
…
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông không đúng quy định của pháp luật;
…
d) Cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước không đúng quy định của pháp luật”.
Câu 15 (01 điểm): Người thực hiện hành vi chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa có thể bị xử lý như thế nào?
Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm; phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm; phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
* Đáp án:
“Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
Được quy định tại: Điểm c khoản 2 Điều 337 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017). Cụ thể:
“Điều 337. Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước
…
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
…
c) Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa”.