Gia Lai: Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” trên địa bàn tỉnh Gia Lai (thực hiện từ năm 2023 đến 2030)

27/02/2023
Để triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 11/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” (gọi tắt là Đề án); các văn bản pháp luật khác có liên quan; đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đã xác định trong Đề án phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương, gắn với việc nghiên cứu, áp dụng các mô hình, giải pháp, cách làm hiệu quả để tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
 
Ngày 22/02/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 381/KH-UBND triển khai triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Tại Kế hoạch xác định “tiếp cận pháp luật” không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định pháp luật; các nội dung, nhiệm vụ triển khai Đề án trên địa bàn tỉnh phải gắn với trách nhiệm cụ thể của mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước; tiến độ và kết quả thực hiện được xác định cụ thể bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả; kết hợp với triển khai các chương trình, đề án, nhiệm vụ khác có liên quan. Đồng thời, xác định cụ thể 05 nhóm nhiệm vụ chính cần tập trung thực hiện trên địa bàn tỉnh từ năm 2023 đến năm 2030, cụ thể:

Một là, triển khai thống nhất công tác chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh đảm bảo tính kịp thời, đồng bộ theo hướng dẫn của Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương, Bộ Tư pháp và các cơ quan khác có thẩm quyền.

Hai là, tập trung thực hiện các nội dung nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hình thành thói quen tìm hiểu, sử dụng và tuân thủ pháp luật của người dân thông qua việc xác định và giao trách nhiệm cụ thể cho các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Báo Gia Lai, Đài Phát thanh - Truyền hình Gia Lai, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Ba là, nâng cao năng lực, trách nhiệm của các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện trong việc triển khai thực hiện Đề án và các nội dung, quy định pháp luật khác có liên quan.

Bốn là, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp trong việc hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật.

Năm là, đầu tư, hỗ trợ nguồn lực, công nghệ thông tin bảo đảm cho các hoạt động phục vụ yêu cầu tiếp cận pháp luật của người dân của các cơ quan, tổ chức, chú trọng việc bố trí nguồn lực, đầu tư cho các chương trình, đề án, nhiệm vụ về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong lĩnh vực PBGDPL nhằm bảo đảm việc cung cấp thông tin pháp luật cho người dân được đầy đủ, kịp thời, nhanh chóng, thuận lợi.
 
- Đại Đồng -
Số lượt xem: 37

Các tin khác