CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI “CUỘC THI TRỰC TUYẾN TÌM HIỂU PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI” NĂM 2022

HƯỚNG DẪN CÁCH THỨC THAM GIA DỰ THI


Sau khi truy cập vào Hệ thống Cuộc thi. Để tham gia dự thi, hãy nhấp vào biểu tượng "ĐĂNG KÝ THAM GIA DỰ THI" ở phía trên và thực hiện các bước sau:

Bước 1: Nhập thông tin người dự thi

- Người dự thi cần nhập (điền) đầy đủ, chính xác các thông tin theo hướng dẫn trên Hệ thống Cuộc thi.
- Thông tin người dự thi cung cấp sẽ là căn cứ để Ban Tổ chức Cuộc thi xem xét và trao giải thưởng. Thông tin người dự thi cung cấp được bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật và chỉ sử dụng cho việc tổ chức Cuộc thi.
- Để bắt đầu trả lời Bộ Câu hỏi người dự thi phải nhập chính xác thời gian bắt đầu thi và ô thông tin “ngày/tháng/năm, giờ:phút” theo thời gian thực tại thời điểm người dự thi chuẩn bị tham gia trả lời bộ câu hỏi của đợt thi. Sau đó bấm nút “Tiếp”.

Bước 2: Tham gia dự thi

- Sau khi nhập đầy đủ các thông tin ở Bước 1, Hệ thống Cuộc thi sẽ hiển thị nội dung 15 câu hỏi trắc nghiệm của đợt thi và các đáp án để người dự thi lựa chọn theo từng phần thi, lần lượt từ Khởi động (04 câu), Tăng tốc (08 câu) và Về đích (03 câu).
- Người tham gia dự thi trả lời trực tiếp các câu hỏi theo từng phần thi trên hệ thống bằng cách nhấp chọn 01 đáp án mà người dự thi cho là đúng. Mỗi câu hỏi trắc nghiệm chỉ được chọn 01 đáp án.
- Sau khi trả lời xong tất cả các câu hỏi thì người dự thi nhấp vào nút “Gửi” để gửi bài dự thi hoặc có thể nhấp vào nút “Quay lại” để kiểm tra lại phần dự thi của mình một lần nữa trước khi nhấp vào nút “Gửi” để gửi bài dự thi. Nếu gửi bài dự thi thành công Hệ thống Cuộc thi sẽ hiển thị thông báo “đã tiếp nhận bài dự thi”.


Lưu ý: Nếu Hệ thống Cuộc thi không hiển thị thông báo “đã tiếp nhận bài dự thi” thì người dự thi kiểm tra lại các nội dung thông tin, phần trả lời đã nhập và trả lời đầy đủ các nội dung, nếu thiếu một hoặc nhiều nội dung có tích “bắt buộc” có hiển thị dấu * màu đỏ thì không gửi được bài dự thi.

PHẠM VI, HÌNH THỨC VÀ ĐỐI TƯỢNG DỰ THI

1. Phạm vi: Cuộc thi được phát động, tổ chức trong phạm vi toàn tỉnh.

2. Hình thức tổ chức và tham gia dự thi

a) Hình thức tổ chức:

- Cuộc thi được tổ chức bằng hình thức thi trực tuyến (Online) trên mạng Internet thông qua Hệ thống Cuộc thi.
- Hệ thống Cuộc thi được xây dựng và vận hành trên Trang thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Gia Lai tại địa chỉ đường dẫn liên kết (link) chính thức:
http://pbgdpl.gialai.gov.vn/Cuoc-thi/Online-tim-hieu-phap-luat-Gia-Lai.

b) Hình thức dự thi: Tham gia dự thi bằng hình thức cá nhân. Mỗi cá nhân tham gia dự thi (sau đây gọi là người dự thi) có thể dự thi tối đa 03 lần/đợt thi.

c) Ban Tổ chức Cuộc thi không tiếp nhận bài dự thi bằng giấy.

3. Đối tượng dự thi: Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn tỉnh Gia Lai, bao gồm:

a) Cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; công chức, viên chức, người lao động đang làm việc, công tác tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh.

b) Học sinh các trường Trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên; sinh viên các trường Cao đẳng, Phân hiệu các trường Đại học trên địa bàn tỉnh.

c) Đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở.

d) Người dân đang sinh sống, làm việc trên địa bàn tỉnh.


3. Đối tượng không được tham gia dự thi: Thành viên Ban Tổ chức, Tổ Thư ký Cuộc thi, Quản trị viên hệ thống phần mềm Cuộc thi; công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị thuộc, trực thuộc Sở Tư pháp.


 

THỜI GIAN TỔ CHỨC, NỘI DUNG

1. Thời gian tổ chức

Cuộc thi bắt đầu từ ngày 01/11/2022 đến ngày 28/11/2022.

2. Thời gian và chủ đề của từng Đợt thi

Cuộc thi được tổ chức thành 04 đợt thi với thời gian và chủ đề cụ thể như sau:

- Đợt 1: Từ 08h00’ ngày 01/11/2022 đến ngày 17h00’ ngày 07/11/2022 với chủ đề:
“Quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; bảo đảm kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội”.

- Đợt 2: Từ 08h00’ ngày 08/11/2022 đến ngày 17h00’ ngày 14/11/2022 với chủ đề: “Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập”.

- Đợt 3: Từ 08h00’ ngày 15/11/2022 đến ngày 17h00’ ngày 21/11/2022 với chủ đề: “Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên”.

- Đợt 4: Từ 08h00’ ngày 22/11/2022 đến ngày 17h00’ ngày 28/11/2022 với chủ đề:
Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức; tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và pháp luật, tập quán quốc tế”.

GIẢI THƯỞNG CUỘC THI

1. Số lượng giải thưởng Cuộc thi

Gồm: 04 Giải nhất (01 giải/đợt); 04 Giải nhì (01 giải/đợt); 08 Giải ba (02 giải/đợt) và 12 Giải khuyến khích (03 giải/đợt).

2. Giá trị giải thưởng (bằng tiền mặt) của mỗi đợt thi

a) Giải nhất:                                  1.000.000 đồng;
b) Giải nhì:                                       800.000 đồng;
c) Giải ba:                                        600.000 đồng;
d) Giải khuyến khích:                       300.000 đồng;

3. Cấp Giấy chứng nhận đạt giải và trao giải thưởng của Cuộc thi

a) Căn cứ các quy định tại khoản 2, 3 Mục V của Thể lệ Cuộc thi; kết quả giải quyết khiếu nại (nếu có) theo quy định tại Mục VI của Thể lệ Cuộc thi. Sau khi kết thúc 04 đợt thi, Ban Tổ chức Cuộc thi tổ chức họp, thống nhất ban hành Quyết định công nhận kết quả tham gia dự thi, cá nhân đạt giải, cấp Giấy chứng nhận và tặng giải thưởng cho cá nhân đạt giải thưởng Cuộc thi.
b) Thường trực Ban Tổ chức sẽ liên hệ với người tham gia dự thi có bài thi đạt giải để trao thưởng và gửi Giấy chứng nhận bằng hình thức thích hợp.

CẤU TRÚC, ĐIỂM SỐ CỦA BỘ CÂU HỎI CUỘC THI

1. Cấu trúc

Bộ câu hỏi của mỗi đợt thi gồm có 15 câu hỏi trắc nghiệm, với cấu trúc như sau:

- Các câu hỏi được sắp xếp theo thứ tự từ câu số 01 đến câu số 15, số thứ tự các câu hỏi được cố định.
- Mỗi câu hỏi trắc nghiệm có 03 hoặc 04 đáp án trong đó chỉ có 01 đáp án đúng; người dự thi lựa chọn đáp án nào thì nhấp chọn đáp án đó, mỗi câu hỏi chỉ được chọn 01 đáp án.
- Để đảm bảo tính cạnh tranh và phân loại, Hệ thống Cuộc thi được thiết kế để tự động sắp xếp, thay đổi vị trí các đáp án của 15 câu hỏi (trong mỗi đợt thi, tại cùng một thời điểm, nếu có hai hoặc nhiều người dự thi cùng tham gia thì Hệ thống Cuộc thi sẽ hiển thị 15 câu hỏi với các đáp án được tự động thay đổi, vị trí các đáp án hiển thị cho mỗi người dự thi sẽ khác nhau).

2. Các phần thi và điểm số

Bộ câu hỏi của mỗi đợt thi được chia thành 03 phần thi với điểm số cụ thể như sau:

- Khởi động: Gồm có 04 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 0,45 điểm. Số điểm tối đa có thể đạt được ở phần thi này là 1,8 điểm.

- Tăng tốc: Gồm có 08 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 0,65 điểm. Số điểm tối đa có thể đạt được ở phần thi này là 5,2 điểm.

- Về đích: Gồm có 03 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 01 điểm. Số điểm tối đa có thể đạt được ở phần thi này là 03 điểm.

Tổng điểm tối đa mà mỗi cá nhân có thể đạt được trong một lượt dự thi là 10 điểm.

3. Cách thức lưu điểm: Điểm số của mỗi lượt thi sẽ được Hệ thống Cuộc thi ghi nhận và lưu tự động sau khi người tham gia dự thi gửi bài dự thi thành công.

VĂN BẢN MỚI CẬP NHẬT

Quyết định 03/QĐ-BTC

Về việc công nhận kết quả tham gia dự thi và các cá nhân đạt giải thưởng “Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai” năm 2022

05/12/2022

05/12/2022

Công văn 02/BTC

Về việc phát động tổ chức “Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai” năm 2022

27/10/2022

27/10/2022

Thể lệ 01/TL-BTC

Thể lệ “Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật trên địa bàn tỉnh Gia Lai” năm 2022

26/10/2022

26/10/2022

 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

“CUỘC THI TRỰC TUYẾN TÌM HIỂU PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI” NĂM 2022
 
STT Tài liệu tham khảo
I ĐỢT 01
Tìm hiểu pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
1 Luật Bảo hiểm y tế (Luật số 25/2008/QH12)
2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật số 46/2014/QH13)
3 Nghị quyết số 68/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân
4 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế
5 Luật Bảo hiểm xã hội (Luật số 58/2014/QH13)
6 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
7 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện
8 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy  định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
9 Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày18/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện
II
ĐỢT 02
Tìm hiểu pháp luật về giáo dục và đào tạo
1 Luật Giáo dục (Luật số 43/2019/QH14)
2 Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
3 Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn
4 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
5 Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 04/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
6 Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường
7 Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục
8 Thông tư số 48/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về hoạt động thể thao trong nhà trường
9 Thông tư số 10/2021/TT-BGDĐT ngày 05/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên
III ĐỢT 03
Tìm hiểu pháp luật về lao động, việc làm
1 Bộ Luật lao động (Bộ luật số 45/2019/QH14)
2 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
3 Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
4 Thông tư số 09/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động chưa thành niên
5 Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản sau đây của Bộ luật Lao động về nội dung của Hợp đồng lao động, hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con
6 Luật Việc làm (Luật số 38/2013/QH13)
7 Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm
8 Thông tư số 11/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm về chính sách việc làm công
9 Thông tư số 01/2020/TT-BLĐTBXH ngày 10/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm và Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP
IV ĐỢT 4
Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống mua bán người
1 Luật Phòng, chống mua bán người (Luật số 66/2011/QH12)
2 Nghị định số 62/2012/NĐ-CP ngày 13/8/2012 của Chính phủ quy định căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ
3 Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ hướng dẫn Luật Phòng, chống mua bán người
4 Thông tư số 78/2013/TT-BQP ngày 25/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định biện pháp của Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển trong phòng, chống mua bán người
5 Thông tư liên tịch số 134/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 25/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn nội dung, mức chi cho công tác hỗ trợ nạn nhân quy định tại Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người
6 Thông tư số 35/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người
7 Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-BCA-BQP-BLĐTBXH-BNG ngày 10/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hướng dẫn trình tự, thủ tục và quan hệ phối hợp trong việc xác minh, xác định, tiếp nhận và trao trả nạn nhân bị mua bán
 

HỆ THỐNG CUỘC THI 2022
Thiết kế và Vận hành bỡi Đại Đồng, Hồ